Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Cuộc chiến giá dầu: OPEC đang chơi trên cơ Nga, Mỹ?
Giá dầu đã giảm hơn 45% kể từ tháng 6, và hứa hẹn sẽ tiếp tục giảm khi OPEC thống nhất duy trì sản lượng.

 


OPEC: hoa mỹ nhưng kiên quyết

 

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) là một tổ chức đa chính phủ, gồm 12 nước thành viên trên các khu vực châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ. Các nước thường trực trong OPEC gồm Algeria, Libya, Nigeria, Angola, Iran, Iraq, Kuwait, Qatar, Arab Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Venezuela, Ecuador. Ngoài ra có các thành viên tương lai là Bolivia, Canada, Sudan, và Syria.

 

Ngày 14/12/2014, phát biể tại một hội nghị của OPEC ở Dubai, ông Suhail al-Mazrouei, Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã khẳng định tổ chức này sẽ không giảm sản lượng ngay cả khi giá dầu đang ở mức 60 USD/thùng, thậm chí xuống đến 40 USD/thùng.

 

Và trong ít nhất 3 tháng tới, OPEC sẽ không bàn về việc có giảm sản lượng hay không. Hiện tại, các nước thành viên của tổ chức này đang duy trì sản lượng ở mức 30 triệu thùng/ngày.

 

Tuyên bố trên của OPEC được đánh giá đã gia tăng sức ép lên giá dầu trên thế giới. Từ tháng 6/2014, giá dầu đã giảm 45%, dầu thô Brent chỉ còn 62 USD/thùng vào trung tuần tháng 12/2014.

 

Nhiều nhà phân tích cho rằng OPEC đang cố tạo ra áp lực với các nước sản xuất dầu ngoài khối, trong đó có Nga, Mỹ, Na Uy, Mexico... Thậm chí, nhiều chuyên gia của Nga đã chỉ thẳng OPEC được sự giật dây của Mỹ đang phát động một cuộc chiến giá dầu với nước Nga, nhằm vào lúc nền kinh tế này đang khó khăn do các lệnh trừng phạt mà EU áp dụng.

 


OPEC tuyên bố không giảm sản lượng dù giá dầu có giảm

 

Tuy nhiên, bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc đó, Tổng Thư ký OPEC Abdalla El-Badri khẳng định rằng họ không nhằm vào Nga hay bất kỳ quốc gia nào, họ quyết định và hành động như vậy đều vì lợi ích của những quốc gia trong tổ chức.

 

Tổng Thư ký El-Badri chia sẻ đầy hoa mỹ: "Chúng tôi cũng là những nhà kinh doanh, và việc giá dầu thấp như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của chúng tôi. Chưa thể biết khi nào tình hình sẽ khả quan trở lại, nhưng cần nhìn vào thực tế rằng có những nguy hại lớn hơn việc giá dầu giảm hay mâu thuẫn Nga - Mỹ, đó là nền kinh tế thế giới đang đứng trước một nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn."

 

Ngoài ra, ông El-Badri phân tích thêm: "Chúng tôi cũng chịu những sự cạnh tranh không chỉ của những quốc gia ngoài tổ chức mà còn từ những nhà sản xuất dầu khí đá phiến. Chẳng có lý do gì chúng tôi phải giảm sản lượng, trong khi các nhà sản xuất khác lại tăng đều đặn sản lượng của mình?"

 

Có hay không cuộc chiến giá dầu?

 

Lãnh đạo của OPEC đưa ra những lý luận phù hợp với bản chất của kinh doanh, họ bất chấp những mục tiêu chính trị và đề cao lợi ích kinh tế lên hàng đầu. Điều này khiến cho những người theo đuổi thuyết âm mưu cũng không có lý do hay cơ hội để nhào nặn, hoạnh họe những quyết sách của OPEC.

 

Nhưng thực tế, giá dầu giảm sâu đang có tác động rất lớn đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Nga. Để làm rõ có hay không một âm mưu đằng sau việc giá dầu giảm, trước hết phải nhìn nhận cụ thể về bối cảnh của thế giới trong thời điểm đó.

 

Từ tháng 6/2014, Nga và phương Tây bước vào giai đoạn tệ hại nhất từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Lúc này Mỹ, EU bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế vào Nga. Cùng thời điểm đó, giá dầu bắt đầu giảm sút từng chút một, cho đến khi mất phanh và lao dốc.

 

Tất nhiên, giá dầu mất phanh như vậy khiến kinh tế Nga thâm hụt nghiêm trọng. Từ một quốc gia đặt tiêu chí tăng trưởng đều đặn đến năm 2020, Nga phải thừa nhận việc trường hợp tươi sáng, kinh tế của họ không tăng trưởng, còn đen tối hơn, nếu giá dầu giảm tiếp, họ sẽ rơi vào cảnh suy thoái.

 


Các bồn chứa dầu ở cảng Fujairah, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất

 

Sự trùng hợp đó khiến nhiều người liên tưởng ngay đến việc đã có cái bắt tay của Mỹ và OPEC nhằm tác động đến giá dầu, nhằm ép chết nền kinh tế dựa vào bán dầu như Nga. Nhìn vào đội hình thành viên OPEC, những cái tên của vùng Vịnh - đồng minh thân cận của Mỹ đều góp mặt, khiến những người ngây thơ nhất cũng phải đặt dấu hỏi cho việc có âm mưu gì đằng sau sự lao dốc của giá dầu này.

 

OPEC thanh minh bằng việc nền kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu lâm nguy, giá dầu suy giảm là biểu hiện của việc sản xuất trên toàn cầu bị đình đốn, mà nói thẳng ra là khủng hoảng. Vậy câu hỏi đặt ra, vì sao khi Hy Lạp vỡ nợ công, và cả EU lao đao vào năm 2010, thời điểm đó giá dầu là 75 USD/thùng. Thì hiện tại, khi cơn bão nợ công ở châu Âu có vẻ ngớt, Hy Lạp đã được cứu, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia... vẫn đang cầm cự và có khả năng thoát khủng hoảng từ khe cửa hẹp, giá dầu vẫn ở mức thấp đến vậy?

 

Dù OPEC có dùng những từ hoa mỹ, và đúng lý, để nói về việc duy trì sản lượng, thì người ta vẫn phải đặt một dấu hỏi về việc Mỹ đang dùng bàn tay đen để thao túng giá dầu thế giới.

 

Tuy nhiên, mâu thuẫn của vấn đề ở chỗ giá dầu thô giảm, nhưng giá khí đốt không giảm tương ứng. Trong khi mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây căng thẳng thì EU vẫn cần nhập khí đốt của Nga. EU vẫn là bạn hàng số một của năng lượng Nga. Và với châu Âu, Nga vẫn phải sống có nhau.

 

Thực tế thì Nga vẫn có thể dùng giá khí đốt để tạo sức ép cho EU và Ukraine. Tiêu biểu về việc đã có đỉnh điểm Nga tăng tới 40% giá khí đốt bán cho Ukraine, nhưng đã có khi giảm tới 100 USD/1000 m3 khí đốt. Điều này minh chứng rằng Nga mới là người tự chủ về giá khí đốt với EU, và cuộc chơi này là của riêng họ, không bị tác động từ quy mô toàn cầu.

 


Nga vẫn có thể dùng khí đốt để đe dọa EU

 

Chỉ có điều, Nga bán dầu ra nhiều thị trường trên thế giới, và giá dầu giảm làm họ bị thâm hụt ngân sách. Nhưng cần nhìn nhận một cách khách quan rằng Mỹ cũng thua thiệt chẳng kém gì Nga.

 

Moscow nổi tiếng với nền kinh tế xuất khẩu năng lượng và vũ khí, bởi họ không có nhiều sản phẩm khác để xuất khẩu. Còn Mỹ, những hào nhoáng về một nền kinh tế "cái gì cũng đứng đầu" khiến thế giới quên rằng Washington cũng là một tay buôn dầu có hạng.

 

Chẳng phải tự nhiên các cuộc chiến mà Mỹ phát động nhằm vào Iraq, Afghanistan, Libya, can dự vào Syria chỉ để bảo vệ dân chủ của dân bản xứ. Sau mỗi cuộc chiến ấy, các Tập đoàn dầu khí của Mỹ đang chi phối phần lớn cổ phần ở các mỏ dầu của những quốc gia này.

 

Việc OPEC giảm giá dầu đã nằm trong dự tính của Mỹ. Đó là lý do vì sao Washington liên tiếp tung ra các thông tin đầy lạc quan về việc họ có thể tự chủ nguồn dầu khí bằng công nghệ khai thác đá phiến. Nhưng thực tế, đá phiến còn là giấc mơ xa vời, Mỹ chỉ nhằm đẩy OPEC thành kẻ thù của Nga, còn chính Mỹ phải ngậm bồ hòn làm ngọt.

 

Trong thế kỷ 21, năng lượng trở thành một thứ khiến người ta chĩa súng vào nhau, bất chấp các nguyên tắc quốc tế. Họ tranh đoạt từng mét vuông, từng tảng băng ở Bắc Cực, hay hòn đảo nổi, đảo chìm ở Biển Đông chỉ nhằm phục vụ cho cơ hội tìm ra mỏ dầu, mỏ khí.

 

Và trong thế giới mà dầu trở thành báu vật duy nhất ấy, OPEC đang nổi lên như một kẻ làm chủ cuộc chơi, không ồn ào, không súng đạn, nhưng mọi quyết sách của tổ chức này đủ khiến các ông lớn phải e dè.

 

Trong cuộc chiến giá dầu này, OPEC đang chơi một ván bài trên cơ cả Mỹ, Nga. Những khái niệm như "đồng minh, theo đuôi... hoặc bạn bè tốt..." chỉ còn là dĩ vãng. Mọi quốc gia đều hành động vì lợi ích, và mạnh được yếu thua đã trở thành quy luật của thế giới đa cực.

 

Đó là lý do vì sao Nga buộc phải khai thác triệt để chính sách ngoại giao "cào bằng quan hệ" với mọi quốc gia nhằm thượng tôn lợi ích cho mình. Còn Mỹ phải đẩy mạnh sự ảnh hưởng của mình lên những đồng minh thân cận trước đây.

 

Nếu xảy ra chiến tranh lạnh, chắc chắn sẽ không mang hình thái của thế kỷ 20. Trong thế kỷ 21, Chiến tranh lạnh sẽ đơn thuần là chạy đua lợi ích, nước nào mang tới nhiều lợi ích, nước đó sẽ có ưu thế địa chính trị tuyệt đối.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Mỹ - Cuba cùng tuyên bố bình thường hoá quan hệ (17-12-2014)
    Trò chơi giá dầu “1 tên trúng 2 đích” của Saudi Arabia (17-12-2014)
    Thành viên gia đình Bush muốn tranh cử Tổng thống (17-12-2014)
    Nhật Bản bầu cử xong, Trung Quốc toát mồ hôi (17-12-2014)
    Bí mật bàn tay Nga trong dự án kênh đào Nicaragua (17-12-2014)
    'Nghệ thuật' dùng tiền của Trung Quốc với các nước giàu-nghèo (17-12-2014)
    Mỹ: Vai trò trung gian tại Trung Đông đang lung lay (16-12-2014)
    Phương Tây tìm kiếm thoả thuận mới với Nga về South Stream (16-12-2014)
    Thủ tướng Nga nói Ukraine không có triển vọng gia nhập EU (16-12-2014)
    Tiêu diệt hung thủ làm nước Úc rúng động (16-12-2014)
    Phép thử cho Thủ tướng Abe (15-12-2014)
    Nga - Mỹ căng thẳng, Trung Quốc lợi đơn lợi kép (15-12-2014)
    IS đã tấn công nước Úc? (15-12-2014)
    Chiến thuật 'mượn sức thắng sức' của Nga (15-12-2014)
    ​Phép thử cho chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe (14-12-2014)
    Kiếm bộn tiền nhờ giống hệt Obama (14-12-2014)
    Tổng thống Ukraine đang thất hứa với dân? (14-12-2014)
    Nga lấy gì đáp trả đòn phạt mới của Mỹ? (14-12-2014)
    Nga “phản công” ngoạn mục, phương Tây sững sờ (13-12-2014)
    IS biết ơn Mỹ đã giúp tạo ra tổ chức (13-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153087140.